Nên Mua Bảo Hiểm Nhân Thọ Của Công Ty Nào?

 Nguồn: https://netbaohiem.com/nen-mua-bao-hiem-cua-cong-ty-nao/

Với trên 18 công ty Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) đang hoạt động tại Việt Nam, bạn chắc hẳn sẽ rất băn khoăn khi lựa chọn, không biết phải nên mua bảo hiểm của công ty nào.

Nội dung bài viết này chia sẻ các khía cạnh để bạn tham khảo khi lựa chọn công ty BHNT.

1. Chăm sóc khách hàng (CSKH)

Hợp đồng BHNT là dài hạn. Khi đã tham gia, giữa khách hàng và công ty BHNT sẽ “gắn bó” với nhau ít nhất là 10 năm. Chính vì vậy, vấn đề CSKH cần phải được quan tâm đầu tiên.

Có thể trong lúc tham gia bạn sẽ gặp phải những vấn đề như sau:

  • Đổi số điện thoại, đổi địa chỉ nhà, đổi email…thì cần làm gì để báo cho công ty biết?
  • Bị tai nạn, bệnh tật…thì cần những giấy tờ gì để công ty bồi thường?
  • Muốn đóng phí qua Ngân hàng thì số tài khoản công ty là gì? Muốn lên văn phòng đóng phí thì địa chỉ gần nhất là ở đâu?

Chế độ CSKH tốt sẽ luôn hỗ trợ bạn nhanh chóng, chi tiết, cụ thể từng bước, không làm bạn phải khó chịu với những thủ tục rườm rà, mất thời gian.

2. Mạng lưới văn phòng

Vì hợp đồng là dài hạn, nên việc giữ liên lạc giữa khách hàng và công ty là rất quan trọng. Văn phòng đóng vai trò như bộ mặt của công ty.

Công ty BHNT cần có nhiều văn phòng để hỗ trợ khách hàng những lúc cần thiết. Ví dụ, những vấn đề liên quan đến tiền bạc không thể hỗ trợ từ xa được, khách hàng buộc phải lên văn phòng để đảm bảo tính bảo mật và an toàn. Do đó, công ty càng có nhiều văn phòng sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong việc giao dịch.

Vậy khi tham gia BHNT cần chọn công ty có văn phòng ở những tỉnh thành mà bạn sinh sống. Ví dụ quê bạn ở An Giang và hiện đang làm việc ở TP.HCM thì nên chọn công ty có văn phòng ở cả 2 nơi này.

3. Vốn điều lệ

Hiểu nôm na, vốn điều lệ là số tiền mà công ty BHNT phải nộp cho Bộ Tài Chính để được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Bảo hiểm.

Giống như Ngân hàng, bản chất của BHNT là huy động vốn để đầu tư vào các dự án trung-dài hạn, từ đó phát sinh ra lãi và chia lãi cho người tham gia.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là nếu đầu tư thất bại thì quyền lợi của khách hàng giải quyết thế nào?

Vốn điều lệ là câu trả lời. Nếu công ty BHNT phá sản, Bộ Tài Chính sẽ dùng vốn điều lệ để hoàn lại tiền cho khách hàng.

Theo thời gian, khi công ty BHNT càng có nhiều khách hàng tham gia, bắt buộc công ty phải đóng thêm vốn điều lệ để được tiếp tục kinh doanh. Tăng vốn điều lệ là để đối trọng lại với số lượng khách hàng. Do đó, vốn điều lệ cho thấy sức mạnh tài chính và uy tín của công ty BHNT.

Chính vì vậy, tham gia BHNT không cần phải sợ trường hợp công ty làm ăn thất bại. Thực tế ở Việt Nam chưa từng có trường hợp công ty BHNT phá sản.

4. Mệnh giá bảo hiểm

Mệnh giá bảo vệ (còn gọi là số tiền bảo hiểm) là số tiền mà công ty BHNT phải trả khi khách hàng gặp phải một rủi ro nào đó được quy định trong hợp đồng bảo hiểm.

Đối với các công ty BHNT lớn, mệnh giá bảo vệ có thể không có giới hạn. Tuy nhiên, ở những công ty BHNT nhỏ thì pháp luật quy định mệnh giá bảo vệ tối đa chỉ vài trăm triệu. Do đó, khi lựa chọn công ty, nên xác định mệnh giá bảo vệ bạn cần bao nhiêu, từ đó có phương án chọn công ty Bảo hiểm cho phù hợp.

Hiện nay, hợp đồng BHNT có thể tạm thời chia làm 3 loại phổ biến nhất:

  • Hợp đồng truyền thống: có mệnh giá bảo vệ rất nhỏ; nghĩa là cùng 1 số tiền đóng phí, hợp đồng truyền thống bảo hiểm cho bạn số tiền nhỏ hơn rất nhiều.
  • Hợp đồng liên kết chung: có mệnh giá bảo vệ cao hơn rất nhiều so với hợp đồng truyền thống; tuy nhiên, không phải công ty nào cũng được phép kinh doanh loại hợp đồng này.
  • Hợp đồng liên kết đơn vị: tương tư như hợp đồng liên kết chung, điểm khác là hợp đồng liên kết đơn vị cho phép bạn tự đầu tư và lấy lãi.

Trong 3 loại hợp đồng trên, bạn nên tham gia hợp đồng liên kết chung. Nếu có hiểu biết về thị trường chứng khoán, bạn có thể chọn hợp đồng liên kết đơn vị. Hợp đồng truyền thống hiện nay ít được ưa chuộng.

5. Sản phẩm bổ sung

Trong hợp đồng BHNT, luôn có 1 sản phẩm chính và nhiều sản phẩm bổ sung (SPBS). Sản phẩm chính chỉ bồi thường khi rủi ro tử vong xảy ra. SPBS có nhiều loại, mỗi loại hỗ trợ 1 rủi ro khác nhau. Các SPBS thường được chọn:

  • Bảo hiểm tai nạn: bồi thường khi xảy ra rủi ro tai nạn.
  • Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo: bồi thường khi mắc bệnh hiểm nghèo.
  • Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe: bồi thường trên hóa đơn viện phí.

Gần như tất cả các công ty BHNT đều có 3 loại SPBS này. Tuy nhiên, mỗi công ty có 1 đều có 1 phạm vi bảo hiểm khác nhau cho từng sản phẩm. Phạm vi bảo hiểm càng rộng, khách hàng càng có lợi. Cụ thể:

  • Đối với bảo hiểm tai nạn: nên chọn sản phẩm hỗ trợ % tỉ lệ thương tật cao nhất.
  • Đối với bảo hiểm bệnh hiểm nghèo: nên chọn sản phẩm hỗ trợ nhiều loại bệnh hiểm nghèo nhất.
  • Đối với bảo hiểm viện phí: nên chọn sản phẩm thanh toán 100% hóa đơn viện phí thay vì thanh toán theo ngày.

6. Thời hạn hợp đồng

Thời hạn hợp đồng là khoảng thời gian mà nếu người được bảo hiểm gặp rủi ro, công ty BHNT sẽ chi trả tiền bảo hiểm.

Cũng tương tự như mệnh giá bảo vệ, các công ty BHNT lớn thường bảo vệ với thời gian rất dài, có khi là bảo vệ trọn đời. Tuy nhiên, những công ty nhỏ có thời gian bảo vệ rất ngắn, có khi chỉ từ 10-15 năm. Như vậy, tùy vào nhu cầu bạn muốn bảo vệ với thời gian bao lâu mà nên lựa chọn công ty cho phù hợp.

Hiện nay có những loại hợp đồng cho phép bạn linh hoạt thời hạn: chỉ cần đóng phí 1 thời hạn tối thiểu (khoảng 12 năm), sau đó bạn có quyền tham gia tiếp hoặc ngưng bất kì lúc nào. Thời hạn hợp đồng tối đa đạt được lên đến 25 năm. Loại hợp đồng này rất được ưa chuộng bởi tính linh hoạt của nó.

7. Phí đóng

Như đã biết, có 3 loại hợp đồng BHNT phổ biến nhất hiện nay: hợp đồng truyền thống, hợp đồng liên kết chung và hợp đồng liên kết đơn vị.

Bởi vì tham gia BHNT mang tính chất dài hạn, nên có thể bạn sẽ băn khoăn về thời hạn: nếu không có tiền đóng BHNT nữa thì sao?

Hợp đồng linh hoạt phí đóng sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này. Đối với loại hợp đồng này, bạn có quyền tăng/giảm số tiền đóng phí bất kì lúc nào.

Dĩ nhiên, khi bạn tăng/giảm phí đóng, thì mệnh giá bảo hiểm cũng tăng/giảm theo. Tuy nhiên, chức năng linh hoạt phí đóng sẽ giúp bạn rất nhiều nếu thu nhập của bạn bị giảm đi vì 1 lý do gì đó.

Thực tế cho thấy, lúc thu nhập bạn giảm cũng là lúc bạn cần BHNT hơn bao giờ hết. Vì rủi ro không phân biệt giàu-nghèo, nên nếu rủi ro xảy ra trong lúc bạn đang nghèo túng thì sẽ rất khó khăn.

Tính chất linh hoạt phí đóng chỉ có ở hợp đồng liên kết chung và liên kết đơn vị. Hiện nay, chỉ 1 số công ty được phép kinh doanh 2 loại hợp đồng này, bạn hãy nhập thông tin để được tư vấn nhé.

Danh sách công ty BHNT tại Việt Nam